28/02/2025

Bệnh tay chân miệng là một trong những nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh, đặc biệt là khi nhà có con nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh do virus gây ra và lây lan nhanh. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

 
20/02/2025

Bụi mịn là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Theo Ths.BS Lê Thị Tâm Ngọc, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sante, bụi mịn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, từ các vấn đề về hô hấp như viêm mũi, viêm họng, hen suyễn, đến các bệnh về tim mạch, thần kinh, thậm chí là ung thư. Dưới đây là một số tác hại mà bụi mịn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người:

 
12/02/2025

Cúm mùa đang bước vào giai đoạn bùng phát mạnh với số ca mắc gia tăng nhanh chóng, đặc biệt trong điều kiện thời tiết thay đổi thất thường. Virus cúm không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như sốt cao, ho, đau cơ mà còn có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim, suy tim cấp, suy đa cơ quan. Bệnh diễn tiến nghiêm trọng ở một số đối tượng như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và người có bệnh lý nền: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh gan, bệnh thận mạn, ung thư, suy giảm miễn dịch. 

 
11/02/2025

TS.BS Trần Trọng Uyên Minh phụ trách chuyên môn Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sante cho biết: “Bụi mịn - Particulate Matter (PM2.5: loại có đường kính nhỏ hơn 2.5 micron, nhỏ hơn sợi tóc con người khoảng 30 lần, PM10: bụi có đường kính từ 2.5 - 10 micron) là một trong những tác nhân gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, đặc biệt là hệ hô hấp. Khi hít phải bụi mịn, các hạt bụi nhỏ có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây viêm nhiễm đường hô hấp, làm trầm trọng hơn các bệnh như viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Ngoài ra, bụi mịn còn gây kích ứng niêm mạc mũi, họng, có thể dẫn đến viêm mũi dị ứng, viêm xoang và đau họng kéo dài.”

 
03/02/2025

Việt Nam mỗi năm ghi nhận đến hơn 200.000 ca đột quỵ, khoảng 50% trong số này không thể qua khỏi. Hiện có khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi từ 15 - 50 tuổi. Đáng chú ý là tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ mỗi năm tăng thêm 2%.