Tổng quan gãy xương

Bệnh chấn thương chỉnh hình
02/02/2023

Gãy xương là tình trạng mất liên tục của vỏ xương, thường xảy ra sau chấn thương năng lượng cao(TNGT, TNSH,…) hoặc gãy xương bệnh lý nếu không được thăm khám và xử trí bởi Bác sĩ chuyên khoa kịp thời rất có thể sẽ để lại hậu quả rất lớn, ảnh hương đến chức năng chi thể thậm chí cắt cụt, mất chức năng.

Hình ảnh XQ gãy xương cẳng chân Hình ảnh XQ gãy xương cẳng tay

Hình ảnh XQ gãy xương cẳng chân         Hình ảnh XQ gãy xương cẳng tay

NGUYÊN NHÂN.
- Các chấn thương năng lượng cao: TNGT, TNLĐ, TNSH,…
- Các gãy xương bệnh lý, người già: Khi chất lượng xương suy giảm do mắc các bệnh lý như loãng xương, u xương,… hay suy giảm mật độ xương theo tuổi sẽ làm cho xương chịu lực cũng như va đập kém hơn, dễ dẫn đến gãy xương đôi khi chỉ với một tác nhân rất nhẹ như hoạt động sai tư thế, té ngã đơn giản.
---> dẫn đến 2 tổn thương: Gãy xương và tổn thương mô mềm 
---> nguy cơ chèn ép khoang, chậm liền xương, không liền xương, nhiễm trùng sau phẫu thuật thậm chí đoạn xương, cắt cụt, mất chức năng chi thể.

PHÂN LOẠI?
- Gãy xương kín và gãy xương hở.

gãy xượng đùi

- Gãy ngang, gãy chéo vát, gãy di lệch, gãy nát.

Gãy ngangGãy di lệch

      Gãy ngang                                          Gãy di lệch

Gãy xương đòn di lệch, có mảnh rời

 Gãy xương đòn di lệch, có mảnh rời.

TRIỆU CHỨNG.
- Sau chấn thương, bệnh nhân thấy một số triệu chứng sau
+ Đau có thể ít trong gãy rạn hoặc đau nhói, dữ dội tại chi thể, đặc biệt khi di chuyển, cầm nắm đồ vật.
+ Biến dạng chi thể trong trường hợp gãy xương di lệch.
+ Bầm tím, sưng, tấy đỏ tại vùng xương bị tổn thương.
+ Có thể có vết thương hở lân cận vùng gãy xương, chảy máu kèm ván mỡ.
+ Các cử động, tiếng động bất thường vùng gãy xương
+ Hạn chế vận động hoặc mất chức năng chi thể vùng xương gãy.
+ Có thể xuất hiện choáng, ngất do đau, mất máu.

CẦN LÀM GÌ KHI NGHI NGỜ GÃY XƯƠNG?

- Khi có các dấu hiệu nghi ngờ gãy xương người bệnh nên gọi người hỗ trợ, tuyệt đốt không tự ý di chuyển có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn:

Choáng do đau, tổn thương mạch máu, thần kinh do đầu xương gãy di lệch đâm vào.
- Khi chứng kiến người nghi ngờ bị gãy xương chúng ta nên:
+ Trấn an người bệnh.
+ Gọi cấp cứu hổ trợ, trong thời gian đó nên cố định tạm thời chi gãy tốt nhất là với nẹp gỗ đủ dài(nếu không có nẹp gỗ có thể dùng các thanh tre hay bất

cứ dụng cụ nào dài, chịu lực được để cố định tạm thời). Việc cố định tốt ổ gãy se giúp giảm thiểu các nguy cơ biến chứng do gãy xương gây nên, thuận lợi

cho NVYT can thiệp sau này.
+ Nới lỏng quần áo, nhẫn, vòng,… vùng chi gãy để tránh các vật dụng này chèn ép vào vùng gãy xương gây thiếu máu nuôi chi thể.
+ Nếu có các thuốc đơn giản để giảm đau như paracetamol có thể cho bệnh nhân dùng để giảm đau tạm thời trong thời gian chờ cấp cứu hổ trợ.
+ Tuyệt đối không tự ý di chuyển bệnh nhân khi chư cố định chi gãy tốt, không lấy các dị vật đâm xuyên vùng gãy xương, không tưới rửa vết

thương hở vùng chi gãy vì có thể gây choáng do đau, mất máu. Chỉ nên dùng khăn ẩm, sạch đắp lên vùng vết thương hở. 

Nẹp gỗ cố định chi gãy

Nẹp gỗ cố định chi gãy

CHẨN ĐOÁN GÃY XƯƠNG NHƯ THẾ NÀO?
- Khi bạn có các dấu hiệu chắc chắc hoặc nghi ngờ gãy xương, Bác sĩ sẽ thăm khám để xác định thêm các nguy cơ biến chứng do gãy xương gây ra và các chấn thương nguy hiểm khác có thể ảnh hương đến tính mạng. Sau đó sẽ tiến hành 1 số xét nghiệm sau để chẩn đoán:
+ XQ: thấy được vị trí, tính chất ổ gãy, mức độ di lệch.
+ CT-scan: xem xét chi tiết ổ gãy hơn, đặc biệt các ổ gãy gần khớp để lên phương án chi tiết cho việc điều trị.
+ MRI: thường dùng trong chẩn đoán các gãy rạn khó thấy trên XQ hay các gãy xương nghi ngờ do bệnh lý: U xương, lao xương, viêm xương tủy xương,…

XQ gãy xương cẳng tay

XQ gãy xương cẳng tay

CT scan gãy đầu dưới xương chày

CT scan gãy đầu dưới xương chày

Gãy xương do mỏi

Gãy xương do mỏi

ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG NHƯ THẾ NÀO?
- Tùy theo hình thái gãy xương trên XQ và mức độ tổn thương mô mềm vùng chi gãy mà Bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị chi tiết. Vì vậy việc chẩn đaons và điều trị phải được thực hiện bởi Bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm.
- Các phương pháp điều trị hiện nay:
+ Bó bột: Sử dụng bột thạch cao hoặc bột thủy tinh để cố định cổ gãy trong nhiều tuần. Ưu điểm là tránh cuộc mổ trên bệnh nhân nhưng có thể để lại nhưng nguy cơ biến chứng: Chèn ép khoang, chậm liền, teo cơ, cứng khớp, khớp giả còn cao. Vì vậy bó bột chỉ được thực hiện khi đúng chỉ định hoặc khi bệnh nhân không thể trải qua cuộc mổ để KHX.
+ Các đai, nẹp: Đai số 8 trong gãy xương đòn, đai Desault gãy đầu trên xương cánh tay, nẹp Iselin trong gãy xương bàn ngón tay, ngón chân,…
+ Kết hợp xương khung cố định ngoài
+ Kết hợp xương bên trong: Nẹp vis, đinh nội tủy, đinh K, vis xốp,…
- Phẫu thuật KHX sẽ giúp bệnh nhân quay trở lại công việc, chăm sóc bản thân sớm hơn, giải phóng các khớp liên quan từ đó giảm các nguy cơ teo cơ, cứng khớp. Tuy nhiên vẫn có những nguy cơ khi can thiệp, lóc màng xương để đặt phương tiện kết hợp xương. Vì thế người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên sâu, có đội ngủ Bác sĩ chuyên ngành có kinh nghiệm, đầy đủ phương tiện để tăng chất lượng điều trị.

Đeo đai Sling   Bó bột

Đeo đai Sling                                             Bó bột

Kết hợp xương nẹp visKết hợp xương đinh nội tủy

Kết hợp xương nẹp vis           Kết hợp xương đinh nội tủy

Kết hợp xương khung cố định ngoài

Kết hợp xương khung cố định ngoài

CÁCH PHÒNG TRÁNH GÃY XƯƠNG?
- Chế độ dinh dưỡng bổ sung hợp lý: Để tăng cường sức mạnh của xương, cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể từ 1200 – 1500 miligam (mg) canxi và 800 -1000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D mỗi ngày. Canxi và vitamin D có thể được bổ sung bằng cách:
+ Tăng cường thực phẩm giàu canxi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để xương khỏe mạnh, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, người qua 35 tuổi. Canxi có trong các loại thực phẩm như: Sữa, sữa chua và các chế phẩm từ sữa, các loại rau lá xanh đậm…
+ Tăng cường vitamin D để hỗ trợ hấp thu canxi. Vitamin D có thể được tìm thấy trong ánh nắng mặt trời, các loại cá dầu và trứng…
- Sinh hoạt hàng ngày
+ Thói quen sống và vận động cũng góp phần phòng ngừa tình trạng gãy xương:
. Thực hiện các bài tập thể dục có tác dụng cải thiện khả năng chịu lực để tăng khối lượng cơ và mật độ xương như đi bộ, chạy bộ, tập tạ, bơi lội…
. Thực hiện các bài tập thể dục, vật lý trị liệu để tăng cường khả năng giữ thăng bằng
. Giảm nguy cơ té ngã: dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sử dụng thảm chống trượt, chú ý khi đi đường, dùng dụng cụ hỗ trợ đi lại (nếu cần thiết)…
. Cẩn thận trong các lao động, sinh hoạt hay giao thông trên đường để giảm các nguy cơ chấn thương.

HIỆN NAY BỆNH VIỆN NGOẠI KHOA SANTE CHÚNG TÔI TRANG BỊ ĐẦY ĐỦ CÁC TRANG THIẾT BỊ CÙNG ĐỘI NGỦ BÁC SĨ CHUYÊN NGÀNH TAY NGHỀ CAO ĐỂ CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ KỊP THỜI CÁC TRƯỜNG HỢP GÃY XƯƠNG TỪ BẢO TỒN ĐẾN PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG. MỤC TIÊU CHÚNG TÔI HƯỚNG ĐẾN LÀ ĐIỀU TRỊ TẬN TÂM, CHĂM SÓC TẬN TÌNH, HÀI LÒNG BỆNH NHÂN VÀ NHANH CHÓNG ĐƯA BỆNH NHÂN QUAY TRỞ LẠI CUỘC SỐNG BÌNH THƯỜNG.

 

Phòng mổ
Y học thường thức khác