Bệnh xơ vữa động mạch là một tình trạng nguy hiểm, thường không gây triệu chứng cho đến khi ở giai đoạn nặng.
Xơ vữa động mạch là gì?
Xơ vữa động mạch là quá trình diễn biến từ từ, bắt đầu ngay từ tuổi trẻ. Các mảng xơ vữa (plaque) tích tụ bên trong thành động mạch. Các mảng này chủ yếu bao gồm mỡ, cholesterol và các chất khác, dần dần làm hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng. Bệnh lý này được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì nó thường phát triển âm thầm trong nhiều năm mà không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây ra bệnh xơ vữa động mạnh
- Theo năm tháng, các chất béo, cholesterol và các chất khác lắng đọng vào thành mạch (gọi là mảng xơ vữa) gây hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu lưu thông. Đó gọi là bệnh xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch có thể xảy ra ở nhiều hệ thống mạch như: mạch cảnh, mạch vành, mạch chi dưới… và gây ra nhiều bệnh liên quan. Khi mảng xơ vữa nứt vỡ sẽ tạo ra các cục máu đông gây lấp kín thành mạch - vốn dĩ đã bị hẹp sẵn bởi các mảng xơ vữa. Chúng gần như đóng vai trò chủ đạo trong các biến cố tim mạch: nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, tắc mạch chi…
- Nguyên nhân gây ra vận vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố góp phần vào sự hình thành mảng xơ vữa như : Tuổi cao, tăng huyết áp, mức độ lipid cao trong máu, đường huyết cao, hút thuốc lá. Sự khởi đầu của việc tạo thành mảng xơ vữa cũng có thể là do tổn thương nội mạc mạch máu.
Phân loại và triệu chứng của bệnh
Xơ vữa động mạch thường không có triệu chứng gì cho đến khi bệnh trở nặng. Bệnh thường được xác định và phân loại theo vị trí
- Xơ vữa động mạch vành: Gây suy tim và nhồi máu cơ tim. Biểu hiện bao gồm đau ngực kéo dài. đau như đè nặng, lan lên vai trái
- Xơ vữa động mạch cảnh: Gây nhồi máu não (đột quỵ). Triệu chứng bao gồm suy giảm ý thức, nói khó, liệt một nửa người.
- Xơ vữa động mạch chi dưới: Gây đau khi đi lại, chi lạnh, teo cơ, da khô do giảm máu nuôi dẫn
Điều trị
Xơ vữa động mạch là bệnh lý mạn tính phức tạp, đòi hỏi một pháp phương pháp điều trị lâu dài kết hợp giữa thay đổi lối sống, điều trị nội khoa và trong một số trường hợp có thể cần can thiệp ngoại khoa.
Điều trị nội khoa kết hợp thay đổi lối sống:
-
Tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khoẻ tim mạch và xây dựng chế độ ăn lành mạnh, hạn chế mỡ động vật và chất béo bão hòa, ăn nhiều rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ.
-
Kiểm soát huyết áp, đái tháo đường, điều trị rối loạn lipid máu (nếu có)...bằng thuốc.
-
Bỏ thuốc lá
-
Giảm cân : mục tiêu BMI < 25 kg/m2 hoặc giảm 5-10% trọng lượng cơ thể ban đầu nếu thừa cân
Can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa phẫu thuật:
Phẫu thuật bóc nội mạc mạch cảnh, bắc cầu nối mạch chi, bắc cầu nối chủ- vành (CABG), thay đoạn động mạch chủ… tùy từng trường hợp cụ thể.