Tai chảy mủ không phải là hiện tượng hiếm gặp vì nó có thể xảy ra với mọi đối tượng. Nhiều người lo lắng tai chảy mủ có nguy hiểm không. Tai chảy mủ là một tình trạng cảnh báo nhiễm trùng tại tai không thể chủ quan bởi nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và thính lực. Hiện tượng chảy mủ ở tai là như thế nào? dấu hiệu nhận biết ra sao? Nguyên nhân và cách xử lý khi tai bị chảy mủ làm sao? Cùng Bệnh viện Sante tìm hiểu bài viết ngay sau đây nhé.
1. Tai chảy mủ là hiện tượng như thế nào?
Tai chảy mủ là hiện tượng xuất hiện dạng dịch có thể gồm nước và máu hoặc mủ kèm theo mùi hôi từ trong tai chảy ra. Hiện tượng này sẽ kèm theo một số triệu chứng như:
- Đau tai với nhiều mức độ và tần suất khác nhau ở từng người bệnh.
- Tai bị ù.
- Khả năng nghe bị suy giảm, thậm chí có người còn không nghe thấy gì.
Khi có dịch chảy ra từ ống tai hoặc thấy ống tai luôn ướt, có mùi hôi. Người lớn thì có thể tự phát hiện những bất thường trên cơ thể, nhất là ở những vùng nhạy cảm thuộc về các giác quan trên vùng mặt.
Còn ở trẻ nhỏ, những triệu chứng ban đầu của viêm tai giữa sẽ rất kín đáo vì bé chưa có khả năng diễn đạt. Cho nên cha mẹ cần phải để ý đến những bất thường trong biểu hiện ở trẻ qua các biểu cảm khó chịu và hành vi “kỳ lạ”:
- Quấy khóc, khó chịu, bỏ chơi và ngủ không yên
- Thường đưa tay lên vùng tai, cào móc hoặc nắm vành tai
- Có nóng hoặc sốt
Chảy dịch ra cửa tai (thường thấy khi ổ mủ làm thủng màng nhĩ và chảy tràn ra ống tai. Lúc này bé đã hết sốt và không còn khó chịu nhiều nữa).
Nhiễm trùng tai ở trẻ là tình trạng không hiếm gặp, tuy nhiên, nếu “lơ là” bỏ qua mà không có thăm khám để điều trị nguyên nhân một cách triệt để thì nguy cơ bệnh không lành, diễn biến mạn tính hay tái diễn… sẽ làm hư hại sức nghe của trẻ, khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể biến chứng lên trên sọ não, đe dọa tính mạng.
Xem thêm: Điều trị chấn thương chỉnh hình uy tín tại hcm
2. Nguyên nhân dẫn đến chảy mủ tai
Vành tai và ống tai là bộ phận ngoài cùng của cơ quan thính giác, tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài và được “bịt đáy” bởi màng nhĩ. Do đó, tự thân nó đã có một hàng rào bảo vệ vô cùng chắc chắn để chống lại và bài thải những tác nhân không “hữu hảo” lắm như bụi bẩn và vi khuẩn. Hệ thống lông mịn ở cửa tai và chất sáp ráy sinh lý chính là những cấu trúc của “hệ thống phòng thủ” đó.
Ở trạng thái bình thường, ống tai luôn “khô ráo và thoáng đãng”. Khi thấy có dịch chảy ra thì đó là dấu hiệu bất thường. Nguồn gốc của chất dịch ấy có thể là do bệnh ở ngay tại ống tai hoặc có thể ở sâu hơn, mà ống tai chỉ là con đường “mượn” để qua đó, dịch thoát ra ngoài khi màng tai bị thủng. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp như:
- Nhiễm trùng tai giữa: Hay còn gọi là viêm tai giữa cấp tính hoặc mạn tính. Những viêm nhiễm này thường từ mũi họng đi lên qua đường vòi nhĩ, tức là đường thông từ mũi lên tai và tác nhân gây viêm thường do virus, vi khuẩn. Cho nên, mỗi khi bị cảm cúm, bị viêm mũi xoang, viêm họng thì hay có cảm giác tai cũng “có vấn đề” như ù tai, đau trong tai, giảm thính lực. Nếu như viêm lan đến tai giữa, tích tụ dịch mủ, phá thủng màng nhĩ thì dịch sẽ thoát ra, tràn qua ống tai để chảy ra ngoài. Nếu như viêm không dừng lại ở tai giữa mà lan tới vùng xương chũm thì lúc đó tình trạng bệnh đã khá nặng nề và được gọi tên là “Viêm tai xương chũm“. Khi đã đến mức này thì sức nghe sẽ bị “tàn phá”, thậm chí gây nên những biến chứng viêm nhiễm nội sọ đe dọa tính mạng.
- Chấn thương tai có thể gây trầy xước, đứt rách da ống tai hoặc “tệ” hơn khi xương đá bị vỡ, làm rò dịch não tủy qua tai. Tùy từng giai đoạn, ta có thể thấy chảy máu, chảy dịch trong ra ngoài hoặc chảy mủ khi bị viêm nhiễm. Một khi tai đã “thông lên sọ” thì đây sẽ là một dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng khi nhiễm trùng “đánh ngược” từ dưới lên.
- Viêm tai ngoài tức là viêm da ống tai ngoài, do tác nhân gây hại “chọc thủng” được hàng rào bảo vệ để xâm nhập vào tổ chức da ống tai. Tác nhân gồm có vi khuẩn, vi nấm. Điều kiện thuận lợi cho chúng “tung hoành” là tai bị ngấm nước, ráy tai bị tích tụ hoặc ráy tai bị lấy đi hết do vệ sinh quá “sạch sẽ”. Lưu ý, thói quen ngoáy tai giống như việc phải làm để vệ sinh hàng ngày, cũng như thói quen ngoáy tai để…, nhất là khi dùng dụng cụ không sạch sẽ là “điều tệ hại” cho sức khỏe ống tai.
Xem thêm: Khám tổng quát ở đâu uy tín quận bình thạnh
3. Tai chảy mủ có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào?
3.1. Đánh giá mức độ nguy hiểm của hiện tượng chảy mủ tai
Ống tai và vành tai là hai bộ phận ngoài cùng của hệ thống thính giác, trực tiếp tiếp xúc môi trường bên ngoài và được màng nhĩ bịt kín. Những bộ phận này có một hàng rào bảo vệ trước sự tấn công của các tác nhân gây hại là chất sáp ráy sinh lý và hệ thống lông mịn phía cửa tai.
Bình thường, ống tai luôn trong trạng thái thoáng và khô ráo. Thế nên khi có dịch mủ chảy ra ngoài tai thì có thể xem đó là một hiện tượng bất thường. Dịch mủ này có thể xuất phát từ bệnh lý ngay ở ống tai hoặc sâu hơn. Ống tai được xem là con đường để cho dịch thoát ra bên ngoài. Khi có dịch bất thường có thể có tổn thương bệnh lí từ ống tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong.
Tai chảy mủ là một hiện tượng có liên quan tới sự hoạt động của vi khuẩn. Chảy mủ tai là triệu chứng của nhiều bệnh. Ở trẻ em, triệu chứng chảy mủ tai thường gặp khi bị viêm tai giữa (cấp hoặc mạn tính). Ít có hơn là trẻ bị viêm mủ ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài:
- Tai giữa bị nhiễm trùng
Viêm tai giữa cấp hay mạn tính được xem là nhiễm trùng tai giữa. Bệnh thường từ mũi họng qua vòi nhĩ để lên tới tai, do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Cũng chính vì tai - mũi - họng thông với nhau nên mỗi khi chúng ta bị viêm mũi xoang, cảm cúm hay viêm họng thì tai cũng sẽ có vấn đề như: nghe kém, đau, ù,...
Khi viêm nhiễm lây đến vùng tai giữa và tích tụ dịch mủ thì khi màng nhĩ căng viêm do dịch mủ tai sẽ có nguy cơ bị rách hoặc thủng màng nhĩ. Trường hợp viêm không dừng lại ở tai giữa mà tiếp tục lan đến xương chũm thì có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm tai giữa lan đến xương chũm được gọi là viêm tai xương chũm. Khi tình trạng này xảy ra thì thính lực sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí có khi còn gây ra biến chứng viêm nhiễm nội sọ nguy hiểm cho sự sống.
- Chấn thương ở tai
Nếu tai có chấn thương gây trầy xước, làm đứt rách da ống tai, vỡ xương đá hoặc nguy hiểm hơn nữa là rò dịch não tủy qua tai thì sẽ rất nguy hiểm. Tùy mức độ chấn thương mà người bệnh có thể bị chảy máu, dịch hoặc mủ ra bên ngoài tai. Đặc biệt, khi chấn thương gây viêm nhiễm và lây lan lên sọ thì tính mạng sẽ bị đe dọa.
- Viêm tai ngoài
Đây là tình trạng viêm da ở ống tai ngoài do vi nấm, vi khuẩn xâm nhập và chọc thủng hàng rào bảo vệ ống tai. Bệnh lý này thường gặp ở người hay đi bơi. Ngoài ra, tích tụ ráy tai lâu ngày hay vệ sinh quá sạch mà lấy hết ráy tai cũng có thể gây ra bệnh. Sự có mặt và hoạt động của các tác nhân gây hại sẽ khiến cho ống tai bị nhiễm trùng và có mủ.
- Một số trường hợp khác
Bên cạnh những lý do phổ biến trên đây thì có vật thể mắc kẹt trong tai như côn trùng, đồ ăn, bông gạc,… cũng có thể làm dịch mủ chảy ra ở tai. Tùy vào mức độ xâm chiếm và vật thể bị kẹt lại mà mức độ sẽ khác nhau.
3.2. Cách xử trí khi tai bị chảy mủ
Như vậy có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng chảy mủ tai. Hầu hết chúng ta không thể tự biết được vì sao mình bị như vậy và không thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của bệnh. Muốn biết tai chảy mủ nguy hiểm không cần được bác sĩ thăm khám và trả lời cụ thể.
Việc điều trị tai chảy mủ muốn đạt hiệu quả tốt nhất, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra cần căn cứ trên nguyên nhân gây ra bệnh. Cũng chính vì sự khác nhau về tác nhân gây bệnh nên ở mỗi bệnh nhân, hướng điều trị cũng không giống nhau.
Thông qua thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể như: dùng thuốc giảm đau, liệu pháp kháng sinh, dẫn lưu dịch mủ,... Người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ để sớm đẩy lùi bệnh.
Với những trường hợp chấn thương xảy ra ở tai, đa phần có thể tự lành. Nếu chấn thương gây thủng màng nhĩ và có mủ vì nhiễm trùng thì cần được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc, mảnh ghép hoặc phẫu thuật. Người bệnh cần tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để biết được hiệu quả điều trị như thế nào.
4. Biện pháp phòng ngừa chảy mủ tai
Để không phải lo lắng tai chảy mủ nguy hiểm không, tốt nhất mỗi người trong chúng ta nên tự phòng ngừa bằng cách:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hạn chế tiếp xúc với người đang bị bệnh đường hô hấp.
- Không đưa bất kỳ vật gì vào bên trong tai bởi nó có thể vô tình làm cho màng nhĩ và da ống tai bị tổn thương.
- Tránh những tác động mạnh có thể làm thủng màng nhĩ như vỗ mạnh vào tai, hôn mạnh bằng miệng.
- Người hay phải bơi lội tốt nhất nên dùng nút tai và sau khi chấm dứt hoạt động này nên nghiêng đầu sang một bên để làm khô tai tự nhiên.
Nếu bạn đang bị và lo lắng tai chảy mủ nguy hiểm không, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai - mũi - họng để được thăm khám, đánh giá và có câu trả lời chính xác. Trường hợp được bác sĩ chỉ định điều trị, hãy kiên trì làm đúng chỉ định ấy, có như vậy thì mới sớm khỏi bệnh và không phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Bệnh viện chấn thương chỉnh hình tốt nhất tphcm
5. Khám tai mũi họng cho bé ở đâu tốt tphcm
Bệnh viện Sante là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu tại khu vực TP.HCM tọa lạc địa chỉ: 11A Đinh Bộ Lĩnh, Phường 24, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Sante là bệnh viện theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở hạ tầng được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn 4 sao. Với đội ngũ Y bác sĩ đầy tâm huyết và giàu kinh nghiệm. Sante luôn đặt sức khỏe của khách hàng lên trên hết đó chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Sante. Sante cam kết chất lượng an toàn hiệu quả, chi phí hợp lý.. Cha mẹ có thể yên tâm đưa bé đến khám Tai Mũi Họng tại đây. Bệnh viện có các chuyên khoa thăm khám Tai Mũi Họng như: khoa Mũi Xoang, khoa Tai - Thần kinh cũng như khoa Nhi tổng hợp để phục vụ thăm khám các bệnh lý Tai Mũi Họng ở trẻ.
Bệnh viện lớn, có cơ sở vật chất hiện đại, được trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh như: Máy đo thính lực, CT Scan, Nội soi tai - mũi xoang - thanh quản, Đo ECG (điện tâm đồ),...
Ngoài ra, bệnh viện còn là nơi quy tụ các bác sĩ, chuyên gia Tai Mũi Họng đầu ngành, có chuyên môn và kinh nghiệm khám chữa bệnh. Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, Bệnh viện Sante đã xây dựng đa dạng các chuyên khoa bao gồm:
- Ngoại khoa
- Phẫu thuật thẩm mỹ - Da liễu
- Khoa chấn thương chỉnh hình
- Nội khoa
- Khoa răng hàm mặt
- Khoa tai mũi họng
- Chuyên khoa mắt
- Chuyên khoa nhi
- Khoa xét nghiệm
- Chẩn đoán hình ảnh
- Cấp cứu
6. Thông tin Bệnh viện Sante
Địa chỉ : 11A Đinh Bộ Lĩnh, P. 24, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@bvsantel.com
Tổng đài: (028) 2200 8686