-
Rối loạn giọng nói là gì?
Rối loạn giọng nói (Voice Disorders hay Dysphonia) là do có các các vấn đề trong việc tạo ra, kiểm soát, hoặc sử dụng giọng nói. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của người bệnh, tình trạng giọng nói thay đổi khác thường so với trước đây, khó phát âm: giọng thì thào, khàn giọng giọng yếu ớt hay giọng đứt hơi,...
-
Nguyên nhân gây ra bệnh
Nguyên nhân của rối loạn giọng nói có thể phức tạp và phụ thuộc vào loại bệnh lý.
-
Thường xuất phát từ tổn thương não, bệnh lý thần kinh.
-
Lạm dụng giọng nói gây hại cho dây thanh âm, chẳng hạn như nói quá nhiều, la hét. Hút thuốc lá liên tục cũng là hành vi gây ra rối loạn giọng nói.
-
Cấu trúc dây thanh quản bất thường hoặc bị tổn thương.
-
Triệu chứng của bệnh
Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh có thể nhận thấy những biến đổi của giọng nói như rối loạn tần số, cường độ, âm sắc hay chất lượng giọng nói. Các triệu chứng có thể bao gồm giọng nói mờ nhạt, giọng nói khó khăn hoặc không ổn định, khó khăn trong việc nói chính xác các từ.
-
Phân loại, xác định giai đoạn của bệnh và các biến chứng của rối loạn giọng nói
Rối loạn giọng nói có thể được phân loại dựa trên nguyên nhân và các triệu chứng điển hình của từng loại. Các loại rối loạn giọng nói phổ biến bao gồm:
-
Rối loạn phát âm (Dysarthria): Do sự suy yếu hoặc tổn thương của cơ cảm giác hoặc cơ kiểm soát giọng nói. Giai đoạn của bệnh này có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, phụ thuộc vào mức độ tổn thương cơ học.
-
Rối loạn chức năng giọng nói (Functional Voice Disorders): Là các rối loạn không có nguyên nhân vật lý rõ ràng, thường do căng thẳng, lo âu hoặc sự căng thẳng cảm xúc khác.
-
Rối loạn giọng nói cụ thể (Specific Voice Disorders): Bao gồm các tình trạng như polyp màng dây thanh, sỏi thanh quản, hoặc viêm thanh quản.
Biến chứng của rối loạn giọng nói có thể bao gồm mất khả năng giao tiếp hiệu quả. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, rối loạn giọng nói có thể gây ra tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và khả năng hoạt động hàng ngày của người bệnh.
-
Biện pháp phòng ngừa và pháp đồ điều trị
Một số biện pháp bảo vệ giọng nói đơn giản để dây thanh quản không bị tổn thương nhiều, cụ thể là:
-
Hạn chế nói to và nói nhiều, không la hét.
-
Bổ sung đủ nước để giữ ẩm cho dây thanh quản
-
Hạn chế tối đa sử dụng cà phê, bia, rượu và thuốc lá duy trì lối sống lành mạnh.
-
Đối với bệnh nhân có bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, nên tránh ăn khuya, khi ngủ kê đầu cao để tránh axit dạ dày trào ngược lên thanh quản.
Điều trị rối loạn giọng nói:
-
Điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc): Một số nguyên nhân gây rối loạn giọng có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc.
-
Trị liệu ngôn ngữ: Hay còn gọi là phương pháp luyện giọng được chỉ định cho các trường hợp sau:
-
Rối loạn giọng do nguyên nhân thần kinh
-
Trị liệu giọng nói sau phẫu thuật thanh quản
-
Rối loạn giọng do chức năng mà không có tổn thương dây thanh.
-
Rối loạn chức năng phát âm
Khi nhận biết được những dấu hiệu sớm của bệnh, bạn nên nhanh chóng đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được nội soi họng thanh quản, đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết khi có bất thường xảy ra.
Đặt lịch tại Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Sante cùng TS.BS Trần Trọng Uyên Minh Nguyên Phó Trưởng Khoa tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM với hơn 30 năm kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị thành công các bệnh lý TMH.
-------------------------------------
Bệnh viện Sante - Chăm sóc bằng cả trái tim
11A Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: (028) 2200 8686
Email: info@bvsante.com
Website: www.bvsante.com