Phẫu thuật khớp gối và những điều cần biết

Y học thường thức
12/04/2024

1. Giải thích về bệnh lý:

Khớp gối là một khớp ở chi dưới, có vai trò to lớn trong việc di chuyển và vận động của cơ thể.

Mặt khớp gối bao gồm những cấu trúc nhỏ như lồi cầu xương đùi, lồi cầu xương chày, xương bánh chè cùng với sụn chêm và các dây chằng.

Khớp gối có bao khớp giữ nhiệm vụ che chở và bảo vệ cho khớp trước những tác nhân gây tổn thương khớp gối.

2. Phân loại và xác định giai đoạn của bệnh lý:

Bệnh lý khớp gối có thể phân loại theo nhiều tiêu chí, bao gồm:

  • Thoái hóa khớp gối: Thường xảy ra khi tuổi tác gia tăng, gây đau và hạn chế vận động.
  • Viêm khớp gối: Có thể do viêm nhiễm, tổn thương, hoặc bệnh lý tự miễn.
  • Chấn thương khớp gối: Bao gồm rách dây chằng, rách sụn chêm, gãy xương, và các vấn đề liên quan đến cấu trúc khớp.

Giai đoạn của bệnh lý khớp gối có thể được xác định dựa trên triệu chứng, tình trạng sụn, và hình ảnh chụp X-quang và MRI khớp gối

3. Nguyên nhân gây ra bệnh lý và các triệu chứng:

Nguyên nhân:

  • Tuổi tác.
  • Chấn thương.
  • Tình trạng viêm nhiễm.

Triệu chứng:

  • Đau khớp.
  • Sưng, đỏ, và nóng ở vùng khớp.
  • Hạn chế vận động.

4. Pháp đồ điều trị bệnh và biến chứng:

Phẫu thuật nội soi khớp gối là một trong những kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình.

Vai trò của nội soi khớp gối:

  • Quan sát cấu trúc bên trong khớp gối để đánh giá tổn thương.
  • Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý như rách dây chằng, viêm bao hoạt dịch.
  • Lấy dị vật gây tổn thương khớp gối.

Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo: 

  • Rạch đường dọc giữa gối, mở khớp gối, cắt bỏ các phần hư hỏng.
  • Đặt khớp nhân tạo vào và kiểm tra độ chính xác và độ vững của khớp gối nhân tạo.

5. Biện pháp phòng ngừa:

  • Dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung canxi, vitamin D, và chất xơ.
  • Tập thể dục định kỳ: Giữ cho cơ và khớp linh hoạt.
  • Tránh chấn thương: Sử dụng bảo hộ khi tham gia hoạt động thể thao hoặc công việc có nguy cơ gây tổn thương khớp gối.