Những bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở mắt ai cũng nên cảnh giác

Y học thường thức
05/06/2024

1.Viêm bờ mi

Là tình trạng viêm mí mắt. Viêm bờ mi thường ảnh hưởng đến cả hai mắt dọc theo mép mí mắt.

Viêm bờ mi thường xảy ra khi các tuyến dầu nhỏ gần gốc lông mi bị tắc, gây kích ứng và mẩn đỏ. Một số bệnh và tình trạng có thể gây viêm bờ mi.

Viêm bờ mi thường là một tình trạng mãn tính khó điều trị. Viêm bờ mi có thể gây khó chịu và khó coi. Nhưng nó thường không gây tổn thương vĩnh viễn cho thị lực của bạn và không lây nhiễm.

2 Lông xiêu

Lông xiêu là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở người trung niên, người già, có khi cả ở người trẻ tuổi thường bị nhầm với quặm mi.

 Lông xiêu là tình trạng những sợi lông mi mọc ngược hướng vào phía nhãn cầu, trong khi bờ mi mắt ở vị trí bình thường.

Lông xiêu là gì? Đây là bệnh lý về mắt phổ biến nhưng rất dễ bị nhầm với quặm mi. Lông xiêu nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều loại tổn thương mắt như kích thích mắt, tổn thương giác mạc hay nhiễm trùng. Hơn nữa, lông xiêu cũng gây ra nhiều khó chịu, tạo cảm giác luôn có vật gì trong mắt của người bệnh.

3. Tật khúc xạ:

Tật khúc xạ là hiện tượng ánh sáng từ vật không truyền đến võng mạc mà ở trước hoặc ở sau hoặc nhiều điểm trên võng mạc dẫn đến hình ảnh của vật sẽ bị mờ, chúng ta sẽ nhìn không rõ được vật.

Tật khúc xạ có 04 loại: Cận thị, Viễn thị, Loạn thị, Lão thị

4. Sạn vôi:

Mắt bị sạn vôi là tình trạng lắng đọng calci ở dưới lớp kết mạc sụn mi của nhãn cầu. Có thể có 1 hay nhiều viên sạn vôi ở mí mắt 1 hoặc cả 2 bên.

Sạn vôi mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân gây ra tình trạng này chưa được biết rõ ràng nhưng các chuyên gia cho rằng nó liên quan đến cơ địa của mỗi người. Sạn vôi có thể hình thành ở nhiều nơi trong cơ thể nhưng do ở mắt người dễ được nhìn thấy nên nhận biết dễ dàng hơn.

Sạn vôi ở mắt không gây nguy hiểm đến tính mạng cho bạn nhưng nếu có nhiều sẽ gây cảm giác cộm mắt.

Nếu sạn vôi ở mắt ít hoặc nhỏ có thể không có triệu chứng gì, bạn chỉ tình cờ phát hiện khi khám mắt. Nếu sạn vôi ở mắt nhiều hoặc to, triệu chứng gặp phải sẽ thường là cộm giống như có cát rơi vào mắt khiến cho bạn phải chớp mắt nhiều lần, dụi, chảy nước mắt nhưng thị lực của bạn vẫn bình thường.

   

5. Dị vật giác mạc:

Dị vật giác mạc là những vật lạ bên ngoài bám vào giác mạc, gây tổn thương giác mạc.
Tùy theo mức độ xâm nhập, có thể chia thành 2 loại dị vật giác mạc:

  • Dị vật giác mạc nông: Dị vật đính vào lớp biểu mô giác mạc

  • Dị vật giác mạc sâu: Dị vật đính vào giác mạc từ lớp màng Bowmans đến lớp nội mô

Hầu hết các trường hợp bị dị vật rơi vào mắt đều nhẹ, có thể tự lành trong vài ngày hoặc vài tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Chẳng hạn, những dị vật đơn giản như cát, bụi thường chỉ gây cộm, đỏ mắt, chảy nước mắt. Trường hợp này chỉ cần rửa trôi dị vật bằng nước sạch, nhỏ thuốc theo chỉ định của bác sĩ để phòng nhiễm khuẩn.

 Tuy nhiên, nhiều trường hợp mắt bị tổn thương nặng do dị vật, bạn cần đến bệnh viện sớm để được làm thủ thuật, tránh bệnh nặng hơn.

6. Đục thủy tinh thể:

Đục thủy tinh thể là một bệnh nguy hiểm ở mắt, cần được phát hiện sớm để chữa trị kịp thời.

Đục thủy tinh thể sẽ kéo theo suy giảm thị lực. Đây cũng là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất trên thế giới. Ước tính có từ 25 triệu - 50 triệu người trên thế giới.

Đục thủy tinh thể (còn gọi là đục nhân mắt, cườm đá, cườm khô) là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi dưới tác động của các chất có hại sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài. Nguyên nhân phổ biến nhất là do lão hóa.

Hầu hết tình trạng mắt bị đục thủy tinh thể diễn biến chậm, ban đầu không cảm thấy khó chịu hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, theo thời gian, nó sẽ làm cản trở thị lực và khiến người bệnh khó khăn trong việc lái xe, đọc sách hay thực hiện các hoạt động thường ngày.

Thành phần tỷ lệ protein bị xáo trộn làm thay đổi độ dày, độ cong, độ trong, độ đàn hồi của thủy tinh thể, khiến thủy tinh thể mờ đục. Từ đó cản trở, không cho ánh sáng đi qua gây suy giảm thị lực thậm chí mù lòa.

7. Viêm kết mạc:

Bệnh viêm kết mạc mi mắt thường xảy ra vào mùa hè, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Tuy viêm kết mạc không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm kết mạc mi mắt thường xảy ra vào mùa hè, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Tuy viêm kết mạc không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

8. Tắc lệ đạo:

Hiện tượng chảy nước mắt liên tục mà dân gian gọi là chảy nước mắt sống thường gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt. Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân phổ biến nhất là do tắc lệ đạo.

9. Khô Mắt:

Bệnh khô mắt là một tình trạng phổ biến xảy ra khi nước mắt của bạn không đủ khả năng giữ ẩm và bôi trơn cho bề mặt nhãn cầu. Nước mắt có thể không đủ và không ổn định vì nhiều lý do. Ví dụ, khô mắt có thể xảy ra nếu bạn không tiết đủ nước mắt hoặc nếu bạn tiết ra nước mắt kém chất lượng.

10. Viêm giác mạc:

Viêm giác mạc là tình trạng mà giác mạc, có dạng vòm tròn, trong suốt, che mống mắt và đồng tử trở nên sưng phù hoặc viêm, làm cho mắt đỏ, đau và ảnh hưởng đến thị lực. Viêm giác mạc có khi đi kèm với loét giác mạc còn được gọi là viêm loét giác mạc.

11. Tăng nhãn áp:

Bệnh tăng nhãn áp là một nhóm các rối loạn ở mắt có liên quan gây tổn thương dây thần kinh thị giác mang thông tin từ mắt đến não. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tăng nhãn áp có liên quan đến áp suất bên trong mắt cao hơn bình thường - một tình trạng được gọi là tăng nhãn áp.


Bài viết được tham khảo chuyên môn từ Bác sĩ CKI Nguyễn Minh Lợi - Bác sĩ chuyên Khoa Mắt Bệnh viện Sante