Hy hữu Thay lại khớp gối sau 1 năm

Y học thường thức
20/07/2024

Sau khi thay khớp gối lần đầu, bệnh nhân phải tìm đến Bệnh viện Sante để thay lại khớp khác vì không đi lại được kèm những cơn đau dai dẳng.

Cô Cốm (75 tuổi), bị thoái hóa khớp gối đã phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo 1 năm trước tại một Bệnh viện khác. Sau 3 tháng, cô cảm thấy có những cơn đau trở lại kèm đi lại không thuận lợi. Mặc dù vậy, cô và người nhà vẫn không có nghi ngờ gì mà chỉ sử dụng thuốc để đối phó và giảm đau.

Đến gần đây, khi cô cảm thấy không thể chịu nổi các cơn đau, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống do không thể đi lại. Cô được người nhà đưa đến Bệnh viện Sante, thăm khám bởi Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh và được chẩn đoán lỏng khớp gối nhân tạo, do kỹ thuật mổ không tốt nên đã tạo khoảng hở giữa hai khớp lớn, phần mềm xung quanh khớp và dây chằng cũng bị tổn thương nặng sau ca phẫu thuật trước đó. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các bệnh lý như tăng huyết áp, bướu giáp, suy tĩnh mạch và nấm móng…

Thay khớp gối lần đầu đã là một kỹ thuật khó, thay lại khớp gối nhân tạo còn khó hơn rất nhiều lần, đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ phải có kinh nghiệm dày dặn cùng kiến thức chuyên môn cao. Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh cùng các bác sĩ hội chẩn và chỉ định bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật thay lại khớp gối bằng Khớp gối bản lề (một trong những loại khớp gối tiên tiến nhất hiện nay).

  • Ưu điểm nổi bật của khớp gối bản lề là tăng biên độ vận động hơn so với các khớp khác. Theo đó, sau phẫu thuật, người bệnh có thể gập gối đến 155 độ, nhiều hơn các loại khớp nhân tạo khác gần 40 độ; khớp gối xoay được khoảng 20 độ, giúp người bệnh thực hiện các động tác xoay chuyển khi chơi thể thao, điều mà đa số các loại khớp khác không làm được. 
  • Khớp gối bản lề đặc biệt hữu ích trong các trường hợp thay lại khớp gối nhân tạo phức tạp, những trường hợp các dây chằng bên khớp gối bị tổn thương nặng, khớp gối mất vững và có khuyết xương lớn cần phải tái tạo lại.
  • Khi sử dụng Khớp gối bản lề trong thay khớp gối lần đầu, các phần mềm quanh khớp và dây chằng giảm tải được áp lực lớn, do đó việc tổn thương được hạn chế tối đa.

Trường hợp của cô Cốm được cho là hiếm có tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại, số lượng các ca tương tự thường rất ít. Trước khi được thực hiện ca đại phẫu thuật này, cô Cốm vẫn mang một tinh thần rất phấn chấn chia sẻ: “Tôi không thấy sợ phẫu thuật, tôi tin tưởng Bác sĩ Nam Anh, người quen của tôi gần đây được Bác sĩ Nam Anh phẫu thuật thành công và khỏe lên nhanh lắm, họ thậm chí còn già hơn tôi mà” - cô cười giòn tan. 

Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh chia sẻ, một trong những điều cảm động nhất đối với những người làm trong ngành y như tôi đó là sự tin tưởng của bệnh nhân, đây là nguồn động lực to lớn giúp chúng tôi không ngừng nỗ lực nâng cao, cập nhật kiến thức nhằm sử dụng những phương pháp tối ưu nhất cho người bệnh.

Hình ảnh tại phòng phẫu thuật cho bệnh nhân

Ngày thứ 5 sau phẫu thuật, nhờ được tập vật lý trị liệu sớm và các biện pháp giảm đau đa mô thức, người bệnh không còn đau, đi lại nhẹ nhàng và được làm thủ tục để xuất viện. Tái khám sau 15 ngày, cô Cốm vui vẻ chia sẻ: “Hiện tại, tôi đi lại bình thường, không còn đau khớp gối và có thể quét nhà, nấu ăn, đi lại bình thường, lên xuống cầu thang”.

Với bề dày gần 30 năm kinh nghiệm, TS.BS Tăng Hà Nam Anh là một trong những bác sĩ đầu ngành chuyên khoa xương khớp tại TP. HCM, không chỉ có chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày dặn trong các ca phẫu thuật phức tạp, TS.BS Tăng Hà Nam Anh còn đóng góp to lớn cho nền y học Việt Nam bằng nhiều công trình nghiên cứu chuyên môn hữu ích và có tính ứng dụng cao vào thực tiễn.

Bệnh viện Sante tiếp thu và vận dụng những phương pháp phẫu thuật và điều trị các bệnh lý về xương khớp một cách chuyên nghiệp, để đạt hiệu quả tối ưu, giúp người bệnh loại bỏ các cơn đau và sớm lấy lại chất lượng cuộc sống tốt nhất.