Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Khớp gối là khớp chịu lực chính của cơ thể khi sinh hoạt, lao động,... Vì vậy, việc đau gối có thể có nhiều nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và hoạt động hàng ngày. Khi cảm thấy khó chịu, người bị đau cần tự mình liên hệ với bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, từ đó giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm sau này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống qua bài viết sau đây nhé.
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là tình trạng gì?
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là một triệu chứng phổ biến mà thường xuất hiện đột ngột và có thể kéo dài hoặc biến mất. Thường thì cơn đau này thường xuất hiện vào buổi sáng và đi kèm với một số dấu hiệu không bình thường như sau:
- Vùng khớp gối bị sưng, đỏ và có cảm giác nóng.
- Cơ xung quanh khu vực đầu gối trở nên yếu, cứng hoặc dính khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các động tác gập và duỗi thẳng đầu gối.
- Đầu gối phát ra tiếng lụp cụp khi di chuyển.
Tìm hiểu thông tin về bệnh đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là do nguyên nhân nào?
Hội chứng đau khớp chè đùi
- Hội chứng đau khớp chè đùi là tình trạng mà đau đầu gối xảy ra do các cấu trúc khớp gối phía trước bị tác động.
- Các nguyên nhân chính bao gồm:
- Trật xương bánh chè.
- Mất cân bằng khối cơ vùng đùi.
- Vận động quá mức.
- Trong số đó, vận động quá mức thường là nguyên nhân phổ biến nhất. Điều này tạo áp lực lớn cho khớp gối, gây ra đau nhức khó chịu. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.
- Ngoài ra, mất cân bằng khối cơ vùng đùi cũng có thể kích thích các dây thần kinh trong gân, bao hoạt dịch và cơ xung quanh đầu gối. Do đó, người bệnh dễ gặp triệu chứng đau nhức tại vị trí này khi đứng lên hoặc ngồi xuống.
Ngồi một tư thế quá lâu
- Ngồi liên tục trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày có thể làm cơ và khớp gối trở nên cứng lại, gây ra cảm giác đau nhức khó chịu.
- Để giảm thiểu tình trạng này, rất cần thiết để hình thành thói quen đứng lên, vươn vai và di chuyển sau mỗi 30 đến 60 phút ngồi.
Ngồi sai tư thế
- Ngồi với tư thế không đúng như bắt chéo chân, ngồi bó gối có thể tạo áp lực tăng lên cho khu vực này và gây cản trở trong quá trình lưu thông máu, gây ra đau nhức.
- Vì vậy, thay đổi thói quen ngồi là rất quan trọng. Tư thế đúng khi ngồi là giữ chân đặt trên sàn, thẳng lưng và có thể sử dụng giá gác chân để duy trì sự cân bằng cho đầu gối.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
Đau vùng xương chậu
- Khi vùng xương chậu bị tổn thương, người bệnh gặp khó khăn khi ngồi lâu ở tư thế cong đầu gối, ngồi xổm hoặc đi bộ lên xuống cầu thang.
- Áp lực quá mức lên khớp gối khi vận động.
- Chấn thương xương bánh chè.
- Tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc cân nhắc phẫu thuật.
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là một tình trạng phổ biến, bắt đầu xuất hiện sau 30 tuổi và trở nên rõ rệt hơn sau 55 tuổi. Triệu chứng chính bao gồm cảm giác đau nhức và khó chịu khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Đây là dấu hiệu cho thấy sụn khớp và cấu trúc xương dưới sụn gặp vấn đề. Bề mặt khớp trở nên thô ráp và không trơn tru như trước, gây ra sự ma sả và đau khi vận động, có thể phát ra tiếng lụp đụp.
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể điều trị như thế nào?
- Nguyên tắc PRICE hỗ trợ trong giai đoạn cấp tính 3-5 ngày đầu. PRICE là viết tắt của 5 chữ cái:
- Protect ( Bảo vệ) : Đặt bệnh nhân trong tư thế an toàn để tránh tác động trực tiếp tục lên đầu gối.
- Rest ( Nghỉ ngơi) : Hạn chế vận động đầu gối, để có thời gian hồi phục.
- Ice ( Chườm lạnh ): Sử dụng băng lạnh để giảm viêm.
- Compression ( Băng ép ): Băng chặt vùng chấn thương để giữ ổn định.
- Elevation ( Kê cao ): Kê cao đầu gối bị chấn thương để giảm sưng.
- Trong 3-5 ngày đầu mới xuất hiện đau, việc áp dụng nguyên tắc PRICE giúp bệnh nhân giảm đáng kể triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, nếu vẫn xuất hiện các dấu hiệu khó chịu kéo dài hoặc tái phát, bạn nên đến thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc
Các thuốc có thể hỗ trợ tùy thuộc vào nguyên nhân như: kháng viêm, giảm đau giãn cơ; các loại thuốc bổ sung chức năng xương khớp… Tuy nhiên các thuốc điều trị về bệnh xương khớp nói chung có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Đau dạ dày, ... Vì vậy, bạn nên bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn khi áp dụng nguyên tắc PRICE nhưng hiệu quả chưa được như mong đợi.
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể chữa trị bằng cách nào?
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng có thể được áp dụng để giúp phục hồi sau khi sụn chêm bị rách, xương khớp viêm... Phương pháp này bao gồm việc tăng cường sức mạnh, kéo giãn và xoa bóp để giảm đau và duy trì sức khỏe đầu gối. Nghỉ ngơi kèm vật lý trị liệu sau chấn thương sẽ giúp giảm tỷ lệ tái phát chấn thương về sau.
Chữa đau đầu gối bằng cách phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được xem xét nếu đau đầu gối khi đứng lên hoặc ngồi xuống là do nguyên nhân như rách sụn chêm, thoái hóa khớp... hoặc nếu các phương pháp điều trị bảo tồn không đạt được kết quả. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cũng có một số rủi ro, do đó, bệnh nhân cần nói chuyện kỹ với bác sĩ để chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng.
Phòng ngừa đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
- Duy trì cân nặng hợp lý là quan trọng để bảo vệ đầu gối khỏe mạnh và giảm nguy cơ chấn thương. Thừa cân tạo áp lực cho khớp, gây căng thẳng và tăng nguy cơ đau nhức và chấn thương nghiêm trọng. Chế độ ăn, vận động hỗ trợ sẽ giúp bạn duy trì cân nặng ở mức mong muốn.
- Mang giày dép vừa vặn và phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng. Điều này giúp duy trì cân bằng và giảm tình trạng chấn thương đầu gối. Đối với những người chạy bộ hoặc tham gia các hoạt động thể thao, chọn những đôi giày có độ dày phù hợp, êm ái và vừa vặn sẽ là lựa chọn tốt nhất.
Cách phòng ngừa bệnh đau đầu gối khi đứng lên
- Luyện tập thể dục và thể thao đều đặn là cách để duy trì sức khỏe cho cơ, xương và khớp. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ tổn thương đầu gối, nên ưu tiên các bộ môn ít va chạm như bơi lội, yoga, đi bộ... để giảm tác động lên khớp.
- Từ bỏ các thói quen không tốt cho đầu gối là điều cần thiết. Những thói quen như mang giày cao gót, quỳ gối, gập đầu gối có thể gây hại và dẫn đến đau nhức và các vấn đề khác liên quan đến đầu gối.
- Trên bài viết là toàn bộ thông tin về chứng bệnh đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống. Đây là một chứng bệnh gây khó chịu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cách chữa trị hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh này và cách chữa trị hiệu quả nhất.