Còi xương là bệnh như thế nào? Triệu chứng và cách chẩn đoán

Y học thường thức
18/02/2024

Còi xương là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh này có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như chậm phát triển, mất xương vĩnh viễn và dị tật xương. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh còi xương qua bài viết sau đây nhé.

Còi xương là bệnh gì?

- Còi xương, hay còn gọi là Rickets, là một tình trạng thường thấy ở trẻ em, khiến xương trở nên mềm, yếu và dễ gãy hơn bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt vitamin D, canxi hoặc phospho trong cơ thể. Một số trường hợp hiếm gặp, còi xương có thể do rối loạn di truyền ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi và phospho trong cơ thể, dẫn đến giảm nồng độ phospho trong xương và phát triển còi xương.

Bệnh còi xương ở trẻ em

Tìm hiểu thông tin về bệnh còi xương

- Bên cạnh trẻ em, còi xương cũng có thể xảy ra ở người trưởng thành, được gọi là nhuyễn xương (Osteomalacia). Thường xảy ra đặc biệt nhiều ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Bệnh còi xương do nguyên nhân nào gây ra?

- Còi xương thường xảy ra do thiếu hụt vitamin D trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy, vitamin D, canxi và phospho là những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành xương. Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi và phospho. Khi thiếu hụt vitamin D, mức độ canxi và phospho trong máu giảm, dẫn đến cơ thể sử dụng các chất này từ xương để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

- Ngoài ra, khoảng 80% lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời, chỉ có 20% lấy từ thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, dầu và đậu. Do đó, trẻ em có thể bị còi xương do thiếu vitamin D nếu họ không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời do bị bao bọc quá kỹ.

Bệnh còi xương ở trẻ em 1

Nguyên nhân nào gây nên bệnh còi xương

- Ngoài vitamin D, thiếu hụt vitamin K2 - một loại vitamin có vai trò vận chuyển canxi để tạo xương, vitamin D3 - một loại vitamin tham gia vào quá trình chuyển hóa xương, và các khoáng chất như phospho, kẽm, magiê cũng có thể gây còi xương bằng cách ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương.

- Ngoài ra, trong một số trường hợp, còi xương có thể xảy ra ở trẻ em do các vấn đề tự tổng hợp và chuyển hóa vitamin D, canxi và phospho thành xương, như bệnh celiac, viêm đường ruột, xơ nang hay các bệnh về thận.

Còi xương thường có những triệu chứng gì?

Bệnh còi xương có những triệu chứng nổi bật gì?

- Bệnh còi xương có thể được nhận biết qua các dấu hiệu và triệu chứng như tăng trưởng chậm, đau ở cột sống, xương chậu và chân, và yếu cơ.

- Bệnh này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, điều này có nghĩa là xương của trẻ sẽ trở nên yếu và có thể gây ra một số dị tật, ví dụ như:

  • Cổ tay và mắt cá chân có thể dày lên.
  • Xương ức có thể nhô ra.

Bệnh còi xương ở trẻ em 2

Trẻ nên được bổ sung vitamin D để có thể phòng chống bệnh còi xương

- Có thể có những triệu chứng khác mà chúng tôi chưa đề cập. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về các dấu hiệu của bệnh này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Phát hiện còi xương thì cần đến gặp bác sĩ lúc nào?

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng được đề cập hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Mỗi người có cơ địa riêng biệt, do đó, việc hỏi ý kiến chuyên gia sẽ giúp bạn lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Triệu chứng của bệnh còi xương

Triệu chứng chủ yếu của bệnh còi xương là xương trở nên mềm và dễ gãy (gãy xương cành tươi). Ngoài ra, khi mắc bệnh, có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Chán ăn và suy dinh dưỡng.
  • Phát triển xương chậm và không bình thường.
  • Xương sọ: Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bao gồm thóp chậm liền, bề mặt thóp mềm, đầu to, nổi bướu ở đỉnh đầu và trán.
  • Răng phát triển chậm, không đều, dễ bị sâu răng và gặp vấn đề về răng miệng.
  • Xương chi: Các chi có thể cong (chân vòng kiềng), vòng cổ chân, cổ tay.
  • Lồng ngực có hình dạng như ngực gà, có thể xuất hiện chuỗi hạt sườn.
  • Trẻ em chậm biết bò và đi.
  • Thường xuyên quấy khóc, giấc ngủ không sâu, và hay bị giật mình.
  • Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm.
  • Thiếu canxi, co giật, nôn mửa.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương

Các yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương bao gồm:

  • Màu da đen: Da màu đen sản xuất ít vitamin D, đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương.
  • Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ: Nếu mẹ thiếu vitamin D quan trọng trong thời kỳ mang thai, trẻ sẽ có nguy cơ phát triển dấu hiệu hoặc còi xương trong vài tháng sau khi sinh.
  • Vĩ độ phía Bắc: Trẻ sống ở các vùng có ít ánh nắng mặt trời, đặc biệt là ở vùng vĩ độ cao phía Bắc, có nguy cơ cao mắc bệnh còi xương.
  • Sinh non: Trẻ sinh non cũng có nguy cơ tăng mắc bệnh còi xương.
  • Các loại thuốc: Một số loại thuốc chống động kinh và thuốc kháng virus được sử dụng trong điều trị HIV có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vitamin D của cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ còi xương.
  • Bé chỉ bú sữa mẹ: Sữa mẹ không cung cấp đủ vitamin D để ngăn ngừa bệnh còi xương, do đó, trẻ em chỉ bú sữa mẹ cần được bổ sung vitamin D.
  • Thiếu canxi: Trẻ còi xương thường không đủ lượng canxi hàng ngày, chỉ nhận được ít hơn 300 mg canxi (tương đương một ly sữa). Trẻ em trong giai đoạn phát triển cần từ 400 mg (trẻ sơ sinh) đến 1500 mg (thanh thiếu niên đang dậy thì) canxi để phát triển xương tốt.
  • Rối loạn dinh dưỡng: Trẻ em nuôi dưỡng không đầy đủ hoặc trải qua tình trạng nghèo đói có nguy cơ mắc bệnh còi xương do thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống.

Cách điều trị bệnh còi xương hiệu quả

- Trong trường hợp còi xương, các bác sĩ thường tập trung vào việc bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt như Vitamin D, Canxi và Phospho thông qua chế độ ăn hàng ngày và sử dụng thuốc bổ sung. Đối với các trường hợp còi xương do rối loạn thận hoặc di truyền, bác sĩ sẽ đặc biệt chú trọng vào việc bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt với liều lượng phù hợp để đảm bảo không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của bệnh nhân.

- Thường thì sau khoảng 1 tuần điều trị, bệnh nhân còi xương sẽ bắt đầu cảm thấy hiệu quả. Các biến dạng xương sẽ dần được cải thiện và có thể hoàn toàn biến mất nếu điều trị sớm và đúng cách.

Bệnh còi xương ở trẻ em 3

Nắm vững cách chữa trị bệnh còi xương cho trẻ

- Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện chân vòng kiềng hoặc các biến dạng xương khác, đặc điểm của cột sống, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng nẹp hoặc phẫu thuật để điều chỉnh tư thế của xương. Trong quá trình điều trị, trẻ có thể cần chụp X-quang và xét nghiệm máu nhiều lần để theo dõi, đánh giá quá trình phục hồi và điều chỉnh liều lượng vitamin D bổ sung một cách phù hợp.

- Trên bài viết là những thông tin hữu ích về bệnh còi xương. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh này xuất phát từ chế độ dinh dưỡng và lối sống không đúng cách. Vì vậy, bố mẹ nên tự ý thức thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ từ khi còn nhỏ. Điều này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc còi xương ở trẻ mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp và loãng xương trong tương lai.